1. Lúc mới sinh:
- Tư thế cho trẻ con bú rất quan trọng. Nếu trẻ bú bình nặng sự lệch lạc càng dễ dàng. Sự lệch lạc còn xảy ra khi núm vú bị cứng hay cách cầm bình mà người cho bú đẩy mạnh vào miệng đứa nhỏ. Nhất là trẻ sứt môi, sự lệch lạc càng dễ dàng hơn.
- Phòng ngừa: tránh không cho bé bú núm vú khô và bú quá lâu. Không cho mút tay. Ở các trẻ nhỏ các xương ráp nhau chưa đầy đủ nên sự lệch lạc rất dễ xảy ra. Người ta phải chọn núm vú bình sữa mềm và chích lổ 2 bên.
2. Các bất thường nên phát hiện sớm:
- Lúc phát hiện có sự bất thường khi bú - nhai hay nói, chúng ta phải chụp hình 2 hàm và có kế hoạch điều trị.
- Các sự lệch lạc do di truyền hay bẩm sinh như móm - sứt môi hay răng bất thường có khi do nội tiết.
3. Vấn đề dinh dưỡng:
- Thức ăn phải đầy đủ dinh dưỡng. Ăn thức ăn quá cứng hoặc quá lỏng, kém chức năng nhai.
- Không nên lạm dụng đường bột vì dễ gây sâu răng. Lúc răng sâu, điều trị ngay để giữ tiếp điểm. Tránh nhổ răng quá sớm, khi cần nhổ làm bộ giữ khoảng.....
4. Cách sử dụng bộ giữ khoảng:
- Đừng sử dụng vô ích trong trường hợp răng nhỏ, kẻ hở ít.
- Bộ giữ khoảng không được cản trở sự mọc răng hay làm kẹt các răng đang mọc.
- Bộgiữ khoảng không được cản trở sự di chuyển tự nhiên của các răng sữa trong thời kỳ mọc răng.
- Nên chi bộ phận giữ khoảng để cản các răng đối kháng có khuynh hướng mọc trồi.
- Sử dụng bộ giữ khoảng tháo lắp phải cẩn thận nếu không mang 15 ngày khoảng trống có thể bị mất.
- Khi nhổ răng mang bộ giữ khoảng trong 15 ngày đầu.
* Kết luận: Nên đặt vấn đề phòng ngừa trong chỉnh hình để.
- Bảo toàn chức năng nhai.
- Giảm thiểu nhịp độ sâu răng.
- Tránh sự sai lệch khuôn mặt do răng và các nguyên nhân do R và các nguyên nhân do tự tạo gây nên (tật xấu).
- Làm nhẹ việc điều trị CHRM về sau.
- Tránh các ảnh hưởng xấu do nha chu.
- Tránh và chận đứng các chức năng hô hấp sai lệch và tránh các xáo trộn về sự phát triển của răng hàm mặt.
- Tránh hậu quả tâm lý.
- Giúp sự phát âm dễ dàng.