I. Cấu trúc và chức năng của màng nha chu:
- Màng nha chu có chiều dày khoảng 0,3mm và được cấu tạo bởi các thành phần chính:
+ Mạch máu, thần kinh.
+ Dịch mô.
- Màng nha chu có chức năng:
+ Cấu tạo và nuôi dưỡng răng.
+ Nâng đỡ và hấp thu những chấn động tác động lên răng.
+ Nhận cảm giác đau và các thông tin về vị trí của răng trong xương ổ răng và áp lực đặt lên răng.
- Màng nha chu đóng vai trò quan trọng trong chức năng bình thường của răng và làm cho răng có thể di chuyển được trong chỉnh hình răng miệng.
II. Cấu trúc và chức năng của xương ổ răng:
- Xương ổ răng được tạo ra do răng và mất đi khi răng mất.
- Về mô học, không có sự khác biệt nào giữa xương hàm và xương ổ răng. Xương ổ răng được cấu tạo bởi những thớ xương. Ơ nơi chịu sức nhai lớn, các thớ xương dày đặc hơn.
- Xương ổ răng có tính dẻo dai,dễ thay đổi tình trạng tuỳ các lực chuyển qua răng và mô nha chu. Nhờ sự dẻo dai này mà ta có thể di chuyển răng trong chỉnh hình răng miệng.
III. Hiện tượng sửa đổi răng:
Khi một lực tác động lên ngang thân răng, ở vùng chân răng sẽ có hiện tượng sau:
- Ở phía đặt lực, vùng nha chu ở cổ răng sẽ chịu sức căng và chóp răng chịu sức ép.
- Ở phía đối diện, vùng nha chu ở cổ răng chịu sức ép và ở chóp răng chịu sức căng.
1. Vùng chịu sức căng: Các tạo cốt bào (osteoblast) sẽ ngấm thêm chất vô cơ và tạo xương.
2. Vùng chịu sức ép: Các hủy cốt bào (osteolast) làm tiêu chất vô cơ và làm tiêu xương.
3. Phản ứng của mô:
Khi có một lực đặt lên răng, màng nha chu bị ép giữa răng và xương ổ răng. Một số vùng nhỏ trong màng nha chu bị cắt hoàn toàn nguồn máu cung cấp., các tế bào bị biến mất và tạo nên một vùng hoại tử vô trùng gọi là vùng thoái hoá kính
(hyalinisation). Răng sẽ không di chuyển cho đến khi vùng thoái hoá kính được loại đi do có sự tiêu xương ở ngay bên dưới nó.
Thời gian tiêu xương dài hay ngắn tỉ lệ với chiều rộng của vùng thoái hoá kính, do đó phải đặt lực ban đầu sao cho tránh thành lập những vùng này quá lan rộng.
4. Theo Reitan, sự di chuyển răng gồm 3 giai đoạn:
- Giai đoạn 1 (compression): Răng di chuyển do các dạng chằng nha chu bị đè nén.
- Giai đoạn 2 (Hyalinisation): Có sự thoái hóa kính của màng nha chu, răng ngừng di chuyển.
- Giai đoạn 3 (Resorption): Có sự tiêu xương, răng di chuyển tiếp.
IV. Lực chỉnh hình lý tưởng:
- Theo Korkhauss, lúc đau nên áp dụng 1 lực nhẹ. Nếu sau 2 tháng, răng không di chuyển thì áp dụng lực mạnh hơn.
- Theo Schwarz, lực chỉnh hình tốt nhất là bằng huyết áp trong mao mạch: 20 - 26gr/cm2. lực lớn sẽ gây hoại tử xương và tiêu cement chân răng.
- Lực lý tưởng phụ thuộc vào cách di răng và loại khí cụ chỉnh hình.
- Lực dùng trong khí cụ cố định:
+ Làm nghiêng chân răng : 75 gr
+ Tịnh tiến răng : 100 - 150 gr
+ Lún răng : 50 - 75 gr .
+ Trồi răng : 15 - 25 gr .
+ Xoắn (Torque) : 75 - 125 gr .
+ Xoay : 50 - 75 gr .
- Lực chỉnh hình còn tùy thuộc vào loại răng: Lực nhỏ dùng răng cửa, răng cối nhỏ và lớn cần lực lớn hơn.
V. Tuổi chỉnh hình của bệnh nhân:
- Về phương diện mô học, răng có thể di chuyển đến 60 tuổi, nhưng càng lớn, răng di chuyển càng chậm và càng khó khăn.
- Dưới 20 tuổi: tốc độ bồi đắp xương lớn hơn hủy xương nên chỉnh hình nhanh.
- 20 - 30 tuổi: tốc độ bồi đắp và hủy xương bằng nhau.
- Trên 30 tuổi: tốc độ hủy xương tăng dần và cao hơn bồi đắp xương.
- Vì vậy:
+ Tuổi chỉnh hình dễ: < 20 tuổi.
+ Lý tưởng: 12 - 15 tuổi.
+ Trừ trường hợp Angle II có cắn sâu hoặc Angle II thì phải điều trị sớm, khoảng 8 tuổi.
+ 20 - 30 tuổi: có thể chỉnh hình.
+ > 30 tuổi: rất khó.
VI. Chỉnh hình trên răng sống và răng đã lấy tủy:
- Răng sống và răng đã lấy tủy có thể điều chỉnh hình ngang nhau về tốc độ.
- Răng đã cứng khớp: Không thể chỉnh hình được.