Các răng mọc lệch lạc sau khi được điều trị một thời gian không có kết quả hoặc sau khi điều trị, bị tái phát. Chúng ta phải tìm hiểu nguyên nhân của nó.
    Nguyên nhân có thể dễ hoặc khó phát hiện. Nếu căn bệnh gây lệch lạc còn tồn tại, thì sự điều trị hình thái sẽ bị tái phát sau một thời gian dài hoặc ngắn.
    Sự điều trị nguyên nhân có thể cùng lúc hoặc trước điều trị hình thái.

I. Nguyên tắc hướng dẫn chẩn đoán để điều trị:

    Chẩn đoán căn bệnh để điều trị theo hình thái như sau:
    1. Mất hài hòa răng và hàm (ví dụ: hàm nhỏ, răng lớn  răng mọc chen chúc)
    2. Lệch lạc 2 hàm theo chiều đúng (ví dụ: khớp cắn quá cao hoặc quá thấp, hoặc một bên bị mất răng)
    3. Lệch lạc 2 hàm theo chiều dọc giữa (ví dụ: hô hoặc móm)
    4. Lệch lạc 2 hàm theo chiều ngang (ví dụ: hàm bị méo do di chứng của viêm tủy xương hàm hoặc cằm mỏ chim).
    5. Các bệnh tật khác về hàm (ví dụ: khe hở môi, hàm ếch)
    6. Các lệch lạc về răng (ví dụ: răng mọc lệch (trong, ngoài, gần - xa sai vị trí).

III. Các trường hợp thường gặp:

    1. Thắng môi bám thấp ngăn cản 2 răng cửa giữa khít lại gần nhau.
    - Điều trị: cắt bớt thắng môi.
    2. Sự thiếu cường cơ của môi hô.
    - Điều trị: bệnh nhân phải tập luyện lâu ngày.
    3. Các thói quen xấu, cần có sự cộng tác của phụ huynh.
    a. Mút tay:
    - Có nhiều phương pháp điều trị: thoa chất đắng, chất cay hoặc cho mang vật ngăn cả sự mút tay.
    - Dùng vòng Swinehart, làm mất thói quen mút tay của trẻ. Vì lúc mút tay, hơi sẽ vào bụng nhiều.
    - Có nhiều trường hợp không cần ngăn cản sự mút tay vì trẻ em sẽ tự bỏ khi lớn.
    - Nếu trẻ em đã bỏ mút tay và sự lệch lạc của răng cũng nhẹ thì không cần can thiệp, các lực môi sẽ tự điều chỉnh.
    b. Cắn môi:
    - Cắn môi  hô
    - Điều trị: tấm chắn môi
    c. Thói quen đẩy lưỡi:
    - Tấm chặn lưỡi
    - Tấm lông nhím
    d. Cắn móng tay:
    - Răng cửa bị mòn, chấn thương khớp cắn
    - Điều trị: nâng khớp cắn răng cửa: mang khí cụ, khi đứa trẻ cắn lại  răng sau chạm trước  hở răng cửa.
    e. Đưa hàm dưới ra trước:
    - Điều trị: dùng dây chằng kéo lui hàm dưới.
    4. Các bất thường về hoạt động của cơ và thần kinh có thể tạo ra các phản xạ lệch lạc.
    - Bệnh nhân vừa nuốt vừa đẩy lưỡi vào các răng trước.
    - Điều trị: bệnh nhân tự huấn luyện lại (Bệnh nhân: răng hô và giữa các răng có khe hở là do môi yếu hoặc lưỡi đẩy mạnh).
    5. Nguyên nhân về hô hấp:  Ví dụ: thở miệng.
    - Bệnh nhân: hàm hẹp theo chiều ngang: do thở miệng, mũi không phát triển  xương hàm trên kém phát triển theo  hàm hẹp theo chiều ngang và phía trước nhô ra.
    - Điều trị: làm tấm chặn môi, huấn luyện cách thể, điều trị bệnh tai mũi họng.
    6. Nguyên nhân tổng quát:
    - Đây là trường hợp khó khăn, phải lưu ý vệ sinh răng miệng cho uống các loại Vitamin, Ca, P hoặc kích thích tố để điều trị các sai hình đặc biệt do thiếu dinh dưỡng gây ra.

III. Một vài trường hợp có thể điều trị hình thái và căn bệnh cùng lúc.

    1. Răng hô phía trước do hàm hẹp:
    - Răng hô phía trước: hình thái
    - Hàm hẹp: nguyên nhân
    - Điều trị: căn bệnh Dùng ốc nới rộng hàm, khi hàm được nới rộng  có thể tự động điều trị được răng hô vì răng phía trước sẽ có đủ chỗ, dưới tác động của lực môi răng có thể tự xếp ngay ngắn.
    2. Răng hàm cắn ngược một bên:
    - Chỉ cần nâng khớp cắn phía không cắn ngược thì lực má và lưỡi sẽ tự động điều chỉnh trường hợp cắn ngược bên nào. Chỉ điều trị cho trẻ em đang thời kỳ răng hỗn hợp. Người lớn không thành công vì còn các răng kế cận.
    * Kết luận: Trong chỉnh hình răng miệng nếu chỉ chú ý đến điều trị hình thái mà không tìm hiểu nguyên nhân  có thể bị thất bại. Chỉ khi nào nguyên nhân không còn tồn tại nữa thì người ta mới điều trị hình thái riêng rẽ. Thông thường, điều trị nguyên nhân trước, hình thái sau. Một số trường hợp có thể điều trị cả hai cùng lúc.