Lực trong chỉnh hình gồm có: lực tự nhiên, lực cơ học.
- Lực tự nhiên: do chức năng của các cơ trong hệ thống hàm mặt.
- Lực cơ học: được thực hiện để di chuyển các răng, bởi lò xo và dây thun.
I. Khái niệm về lực:
1. Điểm đặt:
- Mỗi lực được xác định bởi điểm đặt, cường độ và phương hướng.
- Nếu lực đặt vào trọng tâm của vật, thì vật sẽ di chuyển toàn thể (tinh tiến).
- Cường độ của lực có thể tăng hoặc giảm, các vectơ có thể kết hợp để thành một hợp lực.
2. Moment của lực: là tích số của cường độ lực (tính bằng grams) và khoảng cách của tâm xoay (tính bằng mm).
II. Các loại lực:
1. Lực kéo: đưa 2 vật di gần với nhau. khi có 1 điểm cản giữa 2 vật thì 2 vật kia sẽ di về phía điểm cản.
2. Lực nén: làm đồ vật rời xa điểm cản.
3. Lực xoắn: hai lực ngược chiều nhau, đặt vào 2 bên điểm cản sẽ làm đồ vật bị xoắn hoặc xoay. Lúc hết lực đồ vật có thể trở về vị trí và hình dáng cũ. Lúc đó đồ vật tạo ra lực Torque.
4. Lực uốn cong: một lực đặt giữa 2 điểm cản của một đồ vật có tính đàn hồi sẽ làm cong đồ vật.
Lực trong chỉnh hình tính bằng ounce - pound - grams - kg.
* Lực cơ học: Phân phối bằng cách dùng các dây thun, lò xo, các boucle và được chuyển sang răng hoặc xương qua trung gian các mô mềm bao quanh xương hoặc trong chỉnh hình cố định thì qua các khâu hoặc mắc cù.
Các lực này khoảng vài chục grams trong chỉnh hình răng (15 - 25gm) và khoảng 2 - 3kg trong chỉnh hình xương.
* Sinh lý: Các cơ mặt miệng tạo những lực sinh lý tự nhiên, nhất là khi nhai, nó có thể tạo ra lực 80 - 250kg/cm.
* Thời hạn của lực: Có thể sử dụng liên tục hay từng giai đoạn. khi dừng liên tục thì chiều hướng - cường độ lực tương đối cố định, người ta sử dụng được những lực nhỏ, đó là những trường hợp dùng khí cụ cố định.
Khi dùng lực từng giai đoạn và muốn có kết quả nhanh, thì lực có thể lớn hơn, dễ đổi chiều hướng. Đó là trường hợp dùng khí cụ tháo lắp.
5. Lực cản: Bình thường xương chịu sự bám dính của các cơ và dây chằng nha chu, lúc đó xương. sẽ tạo ra lực cản, đây là lực sinh lý. Nếu xương chịu một lực quá lớn thì nó sẽ bị tổn thương và không hồi phục.
III. Chuyển động của răng do lực chỉnh hình:
1. Nghiêng răng: Có 4 phía.
- Nghiêng về môi hoặc lưỡi lực đẩy nhẹ hơn vì xương mỏng
- Nghiêng gần hoặc xa cần lực lớn hơn và xương dày.
- Với lực đẩy gần bờ Răng của theo chiều trước sau, thân Răng sẽ nghiêng về lưỡi và chân Răng nghiêng về môi. Chân Răng quay quanh một tâm cản ở khoảng 1/3 giữa chân Răng. Nếu lực đẩy gần cổ Răng, tâm xoay sẽ dời về phía chóp chân răng và thân Răng sẽ di chuyển nhiều hơn chân Răng.
Vậy muốn di chuyển thân Răng, nên đặt lực gần cổ Răng
2. Nghiêng chân Răng:
- Muốn làm nghiêng chân Răng, người ta phải dùng sức bật.
Ví dụ: Bờ Răng cửa được giữ chắc, cổ Răng chịu một lực đẩy, thì chân răng chịu 1 lực bật và di chuyển cùng hướng với lực.
- Mọi cách khác để tạo lực bật là cho Răng mang khâu và móc cài, buộc dây kim loại có tính đàn hồi vào móc cài và căng theo chiều ấn định. Lực bật sẽ chuyển vào Răng qua trung cửa khâu và mắc cài thân và chân răng xoay theo hướng mong muốn.
3. Tịnh tiến:
Là sự di chuyển của Răng song song với trục chính, đó là sự di chuyển của thân và chân răng về một phía.
a. Tịnh tiến ngang: Muốn Răng di chuyển ngang, người ta dùng khâu và mắc cài phối hợp lực đẩy và bật.
b. Tịnh tiến đứng: trồi và lún Răng
- Trồi Răng là Răng di chuyển song song với trục chính và ra khỏi xương. ổ. Lực làm trồi Răng # 10grs.
- Lún Răng: là sự di chuyển song song với trục chính về phía xương ổ. Lực này = 10 lần lực trồi Răng (# 100grs).
4. Xoay răng:
- Đó là sự vận chuyển của Răng quanh trục chính.
- Nếu trục xoay và trục chính trùng nhau sự xoay trục. Đó là trường hợp của 2 lực ngược chiều và có điểm đặt cách đều trục chính.
- Với một cạnh đứng yên và cạnh kia xoay xoay cạnh.
- Vì có những sợi nha chu ít chịu ảnh hưởng của lực xoay, nên sự xoay Răng rất thường bị tái phát (overcorrection).
5. Phối hợp các lực chỉnh hình:
Người ta có thể phối hợp các lực nghiêng, tịnh tiến và xoay để chỉnh hình răng.
Nhưng lực tác động luôn tạo ra phản lực, nên phải có những neo chân vững chắc.
trị số neo chân:
Răng | 1 | 2 | 3 | 4 | 5 | 6 | 7 |
Hàm trên | 4 | 3 | 8 | 6 | 7 | 9 | 9 |
Hàm dưới | 1 | 2 | 8 | 5 | 5 | 10 | 10 |
Vậy muốn tựa vào 1 Răng hoặc 1 nhóm Răng để đẩy 1Răng khác, Răng hay nhóm Răng dùng làm neo chận phải có giá trị cao hơn Răng cần được đẩy. Tuy có giá trị cao hơn, nhưng các Răng dùng làm neo chận vẫn bị ảnh hưởng của sức đẩy theo tỷ lệ ngược của giá trị neo chận.
6. Neo chận:
a. Trong miệng:
- Trên Răng: có thể dùng neo chận trên 1 hay 2 cung Răng.
- Trên mô mềm: lực dùng di chuyển Răng tạo ra phản lực tựa lên mô mềm qua trung gian tán nhựa. Qua niêm mạc, lực sẽ truyền một phần xuống xương và phần còn lại do các cơ Răng gánh chịu.
b. Ngoài miệng: Các lực tựa vào cằm hoặc đầu.