I. Giữ chiều dài cung răng và khoảng cách khỏi bị thu ngắn:
    1. Nên giữ khoảng cách lực:

    - Mất răng sữa, nhất là lúc mất răng sớm các răng hàm sữa.
    - Chưa mất chiều dài cung răng.
    - Dự đoán có đủ chỗ cho răng hỗn hợp.

    2. Các nguyên nhân làm cung răng bị thu ngắn:

    - Sâu các răng sữa ở mặt gần xa. Trường hợp này phải trám và tạo tiếp điểm cho đúng để khỏi mất khoảng cách.
    - Mất răng sữa, nhất là lúc nhổ quá sớm  phải làm bộ giữ khoảng.

    3. Điều kiện phải có lúc làm bộ giữ khoảng:

    - Phải có răng vĩnh viễn thay thế.
    - Khoảng trống mất răng chưa bị thu ngắn.
    - Các răng đối kháng và xen kẽ với răng bị mất chưa bị nghiêng hoặc trồi.

    4. Cách thực hiện bộ giữ khoảng:

    a. Mất R 1 và 2 sữa: Không cần giữ khoảng, nhưng nên kiểm soát.
    - Cách làm: gắn 1 khâu ở răng sữa kế bên răng bị mất, cho một đầu dây hàn dính vào khâu, đầu kia chạm vào mặt bên răng kế.
    b. Mất răng nanh sữa:
    - Răng 3 sữa thường bị tiêu chân và lung lay, nên có thể bị nhổ sớm.
    - Nguyên nhân tiêu chân răng: Răng 2 vĩnh viễn thường mọc nghiêng về phía lưỡi (về lớn hơn Răng 2 sữa nên không thể xếp trên cung hàm ngay ngắn). Khi mọc Răng 2 vĩnh viễn có khuynh hướng đẩy Răng 3 sữa về phía xa. Nếu Răng 3 sữa không di chuyển được  bị tiêu chân răng  lung lay và bị nhổ.
    - Lúc mất Răng 3 sữa các răng phía trước mất thăng bằng và bị môi ép về phía lưỡi  thâu ngắn khoảng cách và chiều dài cung răng  bị cắn sâu.
    - Nếu răng 3 sữa mất trước khi răng 2 vĩnh viễn mọc  răng này có thể bị cắn chéo do lực môi đẩy ra sau.
    - Hậu quả sau cùng  răng 3 vĩnh viễn mọc lệch môi.
    - Cách làm: làm tẩm nhựa (như nền hàm giả) tựa vào sau các răng cưa để ngăn sự nghiêng về phía lưỡi.
    c. Mất răng 4 sữa:
    - Thường ít gây xáo trộn, người ta chỉ cần làm bộ giữ khoảng khi các răng hàm trên và dưới cắn đến đầu và khi thứ tự các răng mọc bị đảo lộn (6 trên mọc trước 6 dưới).
    - Cách làm:     

        + Khâu mang vào răng 5 sữa
        + Một đầu dây hàn vào khâu
        + Đầu kia uốn cong tựa vào mặt xa răng 3 sữa (để răng này có thể di xa và di về phía môi để khi sắp thay).
    d. Mất răng 5 sữa:
    - Rất dễ bị mất chỗ vì răng 6 di gần, phải làm bộ giữ khoảng đến lúc răng 5 vĩnh viễn mọc mới gỡ ra.
    - Cách làm:    

+ Gắn mảo hoặc khâu vào răng 6 và 4 sữa.
        + Hàn thanh kim loại thẳng hoặc hình quai chạm vào mặt gần răng 6 và mặt xa răng 4 sữa.
        + Răng 6 chỉ nên mang khâu, vì cho mang mão có thể làm ngăn cản sự mọc thân răng.
        + Nếu răng 6 chưa mọc, có thể làm tấm nhựa ngăn ở mặt xa răng 4 sữa, và khi mọc răng 6 thì mài sữa tấm nhựa để ngăn mặt gần răng 6.

    2. Mất nhiều răng sữa:

    - Nếu cung răng bị thu ngắn:  nối rộng khoảng cách.
    - Chưa thu ngắn:  làm bộ giữ khoảng.
    - Cách làm:     + Nếu cần nhổ nhiều răng sữa cùng lúc, phải chuẩn bị trước bộ giữ khoảng để gắn liền ngày hôm đó sau khi nhổ răng. Chiều cao của miếng nhựa phải vừa đủ chạm răng đối kháng để ngăn sự trồi răng.
        + Trên bề mặt miếng nhựa giữ khoảng không cần làm cách rãnh, hố, để khỏi ngăn cản sự di chuyển bình thường của các răng trong thời kỳ tăng trưởng.

II. Nới rộng khoảng cách:
    1. Cần nới rộng khoảng cách khi:

    - Lúc có nhều răng sâu, bị mất răng và các khoảng trống bị thu hẹp.
    - Nếu thiếu 1 - 3mm  nới rộng khoảng cách.
    - Nếu thiếu 3 - 5mm  tùy xem xét của người điều trị.
    - Nếu thiếu  6 - 7mm  nhổ răng nếu cần.

    2. Cách làm:

    - Làm tấm nhựa có lò xo di xa răng 6 và chân răng 4 sữa.
    - Di xa răng 6 với ốc nới rộng.