Sau khi nhổ R, có hai hiện tượng di chuyển răng:
    - Nếu nhổ 1 răng, 2 răng kế sắp mọc, thì 2 răng kế sắp mọc song song thân răng, chân răng, khoảng trống được đóng kín.
    - Nếu nhổ 1 răng, mà 2 răng kế đã có đủ chiều cao thân răng, thì 2 răng này sẽ nghiêng thân răng về phía có khoảng trống. Có thể đóng kín phần thân, nhưng cổ răng vẫn hở.

I. Khi nào nên nhổ răng:

    Thời điểm tiến hành nhổ răng là quan trọng

    1. Nhổ răng 6 hàng loạt:

    - Một bệng nhân có răng to so với hàm và các răng 6 sâu, tổn thương nặng  có chỉ định nhổ răng 6.
    - Thời điểm nhổ tốt nhất là lúc đã mọc răng 4, các răng 5 và 7 sắp mọc ra khỏi lợi, mới sát bờ xương.
    - Thuận lợi:
        + Không cần đóng khe. Các răng 5và 7 sẽ tự đóng khoảng răng 6.
        + Bề cao cắn khít không bị thấp như một số bệnh nhân mất sớm răng 6 hoặc mất bề cao thân răng 6.
    - Cho nên có nhiều trường hợp phải điều trị để giữ răng 6 cho đủ chiều cao để răng 4 mọc tốt, dù biết rằng sẽ nhổ bỏ răng 6 ít tháng sau đó (3 - 6 tháng).
    Hoặc nếu răng 6 quá sâu, không giữ được chiều cao thân răng, thì cố gắng giữ răng 5 sữa cho đến lúc gần mọc răng 5  nhổ luôn răng 6 và răng 5 sữa.

    2. Nhổ răng 4: Lúc răng 5 hoặc răng 3 sắp mọc sát cung xương.
    3. Nhổ răng 5: Lúc sắp mọc răng 7 (Răng 7 mọc có tác dụng đẩy răng 6 di gần).
    4. Nhổ răng 7: Khó xác định cho mỗi hàm
    - Răng 7 trên: Nhổ lúc răng 8 dưới mọc ngang răng 7 dưới.
    - Răng 7 trên: Sau khi chắc có mầm răng 8. Có thể nhổ lúc 14 tuổi.
    5. Lấy mầm răng 8: Để tránh tái phát hoặc làm nặng thêm dị thường răng miệng. Có thể lấy mầm răng 8 ngay khi mầm này tới sát bờ xương - niêm mạc.

II. Thiếu bao nhiêu mm thì nhổ răng:

    Tuỳ quan niệm của từng tác giả:
    - Theo Nance: Thiếu  5 mm nhổ
    - Theo A. Benauwwt: Thiếu  3 mm nhổ răng.
    - Theo Loretle: Răng to so với hàm nhổ răng.
    - Theo Hetz Thiếu   mm thân răng vĩnh viễn nhổ răng kế xa.
    - Thực tế chúng ta:
        + Thiếu  5 mm : nhổ răng
        + Thiếu   3mm : không nhổ răng
        + Thiếu 3 - 4 mm : nhổ 1 răng; có thể răng 5 hoặc 1 răng trên.
        + Sau đó nhổ bổ sung răng 8 đối diện để tránh răng lệch về bên nhổ.

III. Nhổ răng nào:

    - Nhổ răng kém chức năng nhất, tránh nhổ một bên (sẽ gây xô lệch) và cần xem sự tương xứng cả hai hàm, không nên chỉ chú ý đến hàm trên vì hàm dưới có thể cản trở sự di chuyển của răng trên.
    - Răng kém chức năng: răng sâu, lệch lạc nặng...
Không bảo tồn để đưa về cung răng bình thường được.
    - Thứ tự nên nhổ: 4,5,8 răng cửa dưới, răng 2 trên, 6,7, 3 trên, 3 dưới, 1 dưới.
        + AI : tuỳ nối thiếu chỗ, nhổ 1 răng hàm trên hoặc 1 răng hàm dưới.
        + AII : Thường nhổ răng 4trên.
        + AIII: Nhổ răng cửa dưới; răng 4 dưới, răng 6 dưới.

III. Các loại nhổ răng thường dùng trong CHRM:

    Có 4 thì nhổ răng thường dùng:

    1. Nhổ răng có hướng dẫn: Theo chương trình: nhổ răng sữa xa cho răng vĩnh viễn lệch mọc đúng chỗ, thường cuối cùng sẽ rút bớt 4 răng tiền hàm.
    - Theo Hotz: Thứ tự 2 hàm khác nhau
        + Hàm trên: Nhổ 4 sữa mọc 4; nhổ 4 mọc 3; nhổ 5 sữa mọc 5.
        + Hàm dưới: Nhổ 4 sữa mọc 3; mọc 4 nhổ 5 sữa; nhổ 4 mọc 5.

    2. Nhổ răng hàng loạt: Nhổ các răng cùng tên ở cả 4 góc hàm: 4,6,8.

    3. Nhổ răng ngay trước CHRM:

    4. Nhổ răng bổ sung:  Nhổ răng 8 bên đối diện để tránh đẩy răng về bên nhổ.

    Bảng thứ tự mọc răng vĩnh viễn:

 R 1 2 3 4 5 6  7
 Hàm trên  2  3  6  4  5  1  7
 Hàm dưới  2  3  4  5  6  1  7